Doping là gì?
Đối với những môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông… thể lực là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Bất kỳ ai cũng muốn sở hữu một thể lực tốt đặc biệt là trong những trận cầu quan trọng. Đây cũng chính là lý do mà khái niệm Doping ra đời. Vậy cụ thể thì Doping là gì?
Theo định nghĩa một cách chính xác, Doping là tên gọi chung cho các chất kích thích tăng thể lực. Chúng thay đổi sự tuần hoàn trong máu. Đẩy nhanh tốc độ và lượng máu chảy về tim. Việc sử dụng Doping giúp các VĐV tăng thể lực rõ rệt, không cảm thấy mệt mỏi và tăng cường sự tập trung.
Hiện nay, Doping có 3 dạng phổ biến bao gồm:
- Doping máu: Các chất kích thích như ESP, NESP,… được gọi là Doping máu. Sở dĩ chúng có cái tên như vậy vì nó tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu và đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu. Nhờ đó, các cơ bắp trong cơ thể sẽ tăng cường sức mạnh và tốc độ hoạt động. Tốc độ tuần hoàn máu cũng được cải thiện nhanh hơn. Đương nhiên, tình trạng này giúp tăng sức mạnh và tốc độ của cơ thể.
- Doping cơ: Dạng này bao gồm các chất như hormone peptit, EPO, Trimetazidine. Chúng có khả năng kích thích quá trình tự sản sinh hormon trong cơ thể để tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Như vậy, việc thi đấu của vận động viên sẽ trở nên hiệu quả hơn.
- Doping thần kinh: là những chất kích thích tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh của các VĐV. Nó cưỡng bức việc hoạt động của cơ thể và khiến hệ cơ bắp không bắt buộc phải nghỉ ngay cả khi mệt hoặc vận động quá sức.
Vì sao Doping bị cấm trong thể thao?
Như đã nói ở trên, Doping là chất kích thích và có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của cơ thể ngay cả trong trạng thái mệt mỏi nhất. Việc sử dụng Doping được xem như một trò khôn lỏi của các VĐV nhằm tăng cao lượng hồng cầu trong máu. Các đội, hay các cá nhân muốn giành thế chủ động sẽ sử dụng Doping để tăng lượng hồng cầu vào máu, giúp cơ thể hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng chịu đựng mệt mỏi, đau đớn một cách phi thường.
Chính vì những nguyên nhân trên mà việc cấm sử dụng Doping sẽ đem lại công bằng cho các đội. Hơn nữa, việc sử dụng Doping còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể con người. Khi sử dụng Doping mà hoạt động không đủ công suất sẽ gây nguy hiểm cho các VĐV. Nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của họ.
Kiểm tra Doping là gì?
Bắt đầu từ Thế vận hội năm 1964, Ủy ban Olympic thế giới đã quy định bắt buộc tiến hành kiểm tra Doping cho các VĐV tham dự Đại hội. Việc kiểm tra Doping là do tổ chức thể thao các cấp cử nhân viên kiểm tra chuyên môn đối với VĐV vào các thời điểm trước và sau khi thi đấu (thậm chí cả ngày thường) để xác định VĐV có dùng các chất hoặc phương pháp nằm trong danh mục bị cấm hay không.
Hiện nay trên thế giới, kiểm tra Doping có hai hình thức lấy mẫu là: kiểm tra mẫu nước tiểu và kiểm tra mẫu máu. Trong môn thi đấu có kỷ lục, những người phá kỷ lục thế giới, kỷ lục châu lục, kỷ lục toàn quốc hoặc kỷ lục đại hội thể thao đều cần phải tiếp nhận kiểm tra.
Cơ quan kiểm tra Doping và đại diện y học của các Liên đoàn thể thao căn cứ theo tình hình xuất hiện trong quá trình thi đấu, như nghi ngờ VĐV nào đó dùng Doping hoặc đối với những thành tích nâng cao khác thường, có người tố giác dùng Doping hoặc các tình hình đặc biệt khác, có quyền sau khi thi đấu lập tức chỉ định VĐV đó kiểm tra ngay.
Trong ngày thường, cơ quan kiểm tra còn chọn một số VĐV nổi tiếng tiến hành kiểm tra ngoài thi đấu.
Doping có trong thực phẩm nào?
Thủ thuật sử dụng Doping của các VĐV ngày càng tinh vi hơn, cùng với đó các loại thuốc Doping cũng được điều chế khéo léo để tránh bị phát hiện bởi các xét nghiệm thông thường.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vô tình sử dụng phải thực phẩm có chứa Doping. Điển hình là như năm 2010, VĐV Hoàng Anh Tuấn, người từng người từng giành Huy chương Bạc tại Olympic 2008 hạng 58kg bị phát hiện dương tính với chất Oxilofrine tại giải vô địch thế giới. Đây một chất nằm trong danh mục bị cấm của Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF), và Hoàng Anh Tuấn chỉ vô tình nạp Oxilofrine vào người sau một lần uống nước đóng chai ở Trung Quốc.
Cùng bàn về vấn đề này, ông Trần Đức Phấn – người từng giữ vị trí Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết những chất tạo nạc có trong thịt lợn là mối nguy Doping tiềm tàng với các VĐV.
Ông nói: “Chất tạo nạc thuộc danh sách doping bởi nó làm gia tăng sự phát triển của mô cơ, hạn chế sự phát triển của mô mỡ, gây kích thích tim… Thịt lợn có chất tạo nạc không chỉ có ở nước ta mà còn được đưa sang từ Trung Quốc. Bởi vậy, chúng tôi yêu cầu các VĐV phải hết sức cẩn trọng, không thì dính Doping như chơi”.
Thethaoso chuyên cập nhật các tin bóng đá mới nhất trong ngày. Cùng với đó là các kiến thức về môn thể thao vua dành cho những ai yêu thích bộ môn này.